by adminpnrcomvn

Share

Xã hội ngày càng phát triển tỉ lệ thuận với nhu cầu đi lại trên khắp thế giới ngày càng cao, do đó Visa ra đời nhằm đáp ứng sự đi lại, học tập, làm việc, tham quan, sinh sống,… của nhiều người khi di chuyển từ Quốc gia này sang Quốc gia khác. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn về Visa.

1. Visa là gì ?
2. Có những loại Visa nào ?
3. Thủ tục xin visa như thế nào ?

 

1. Visa là gì ?

Visa hay còn gọi là Thị Thực, dễ hiểu hơn là ‘Tem/Dấu chứng nhận’ được dán/đóng trong hộ chiếu đương đơn, thể hiện người nước ngoài được được phép xuất – nhập cảnh hoặc quá cảnh vào một quốc gia nào đó.

Mỗi quốc gia có những điều kiện nhất định để cấp thị thực cho người nước ngoài tương ứng với thời hạn lưu trú và mục đích nhập cảnh.

Visa được cấp thông qua Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của quốc gia đó. Visa cũng có thể được cấp thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành thị thực.

Hiện tại, công dân Việt Nam đã được miễn thị thực nhập cảnh tại 51 quốc gia và lãnh thổ, bao gồm một số nước trong khu vực ASEAN và một số quốc gia đặc biệt khác.

Visa Châu Âu được cấp bởi LSQ. Balan tại Sydney cho một người quốc tịch Việt Nam.

 

2. Có những loại Visa nào ?

Xem xét dựa trên quy định của mỗi Quốc Gia, nhằm làm rõ mục đích nhập cảnh của từng cá nhân mà có nhiều dạng Visa khác nhau.
Được chia thành 2 nhóm Visa chính:

– Visa định cư (dùng để nhập cảnh và định cư)
– Visa không định cư

Phổ biến nhất là 7 loại Visa:

  • Visa du lịch (DL)
  • Visa du học (DH)
  • Visa công tác (DN1 – DN2)
  • Visa lao động (LĐ1 – LĐ2)
  • Visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4)
  • Visa thăm thân (TT)
  • Visa điện tử (EV)

Sau khi làm rõ mục đích thì visa còn được phân loại dựa trên thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, gồm có:

  • Visa nhập cảnh 1 lần
  • Visa nhập cảnh nhiều lần
  • Visa ngắn hạn
  • Visa dài hạn

3. Thủ tục xin visa như thế nào ?

Thủ tục xin visa đi nước ngoài sẽ khác nhau tùy vào mỗi Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Tuy nhiên vẫn sẽ có những quy trình chính tương tự nhau trong cách làm visa, cụ thể:

– Xác định điểm đến:

Đây là việc đầu tiên bạn phải quyết định, không đơn giản chỉ là chọn nơi bạn muốn đến mà phải tìm hiểu về chính sách nơi này “Liệu hồ sơ của bạn có đủ đáp ứng để xin thị thực tại đây không ?” điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xin visa của bạn.

Độ khắt khe và yêu cầu visa của các quốc gia dựa trên luật pháp quy định và quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với nhau, do đó sự ưu ái về xin visa cũng khác nhau, các nước châu Á sẽ khác với quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Mẹo: Nếu đây là lần đầu tiên bạn xin visa đi nước ngoài, bạn nên tìm hiểu các quốc gia có chính sách nới lỏng visa cho công dân Việt Nam để dễ dàng đậu visa hơn.

– Xác định mục đích chuyến đi để chuẩn bị hồ sơ:

Việc xác định mục đích chuyến đi giúp bạn biết được mình sẽ phải xin visa thuộc nhóm nào và cụ thể là loại nào, từ đó định hướng được trong việc chuẩn bị hồ sơ. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và có được “chứng nhận cho phép xuất/nhập cảnh” đòi hỏi rất nhiều giấy tờ và thông tin chính xác, minh bạch, cho nên việc soạn thảo khá rườm rà nhưng cơ bản sẽ phải có những loại hồ sơ như sau:

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (Ảnh thẻ, Tờ khai, Căn Cước, Hộ Khẩu, Hộ Chiếu, Giấy đăng ký Kết Hôn (nếu có)…)
  • Giấy tờ chứng minh công việc (Hợp đồng Lao Động, Bảng Lương, Đơn xin Nghỉ phép,…)
  • Giấy tờ chứng mình tài chính (chứng minh thu nhập, chứng minh tài sản, sao kê tài khoản, sổ tiết kiệm…)
  • Giấy tờ khác về thông tin chuyến đi (Thư giới thiệu kèm lịch trình của công ty Tour du lịch; Thư mời tham gia Hội Nghị/ Hội Thảo, …thư giới thiệu Nhập Học, Công Tác; Thư bảo lãnh của Người Thân,….)
  • Giấy tờ bổ sung tùy vào mục đích quốc gia và đối tượng được cấp.

– Hoàn thiện thủ tục nộp hồ sơ và chờ đợi lấy visa:

Visa có thể được cấp trực tiếp; hoặc thông qua cơ quan lãnh sự của quốc gia đó, tại Việt Nam đã có rất nhiều đại sứ quán của các quốc gia khác nhau. Trường hợp nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia khác có mặt ở nước mình; đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này để làm thủ tục xin visa.

Vậy nên để thuận tiện hơn và không mất nhiều thời gian mò mẫm tự làm hồ sơ, bạn có thể thông qua Dịch vụ visa uy tín của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cũng như giúp thủ tục xin cấp visa trở nên dễ dàng hơn.

Để tránh rắc rối về mặt thủ tục giấy tờ, bạn nên tiến hành làm visa trước ít nhất nửa tháng, tránh làm quá cận ngày vì việc chậm trễ visa có thể làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.

* Xem thêm:

>> Dịch vụ và bảng giá làm visa của P.N.R như thế nào ?
>> Những điều cần biết về visa Mỹ
>> Những điều cần biết về visa Úc

BẠN KHÔNG MUỐN BỎ LỠ??

Đăng ký nhận tin mỗi ngày!!